Tạo sao có người phải ghép xương trong cấy ghép implant?
Trang chủ Tạo sao có người phải ghép xương trong cấy ghép implant?

Tạo sao có người phải ghép xương trong cấy ghép implant?

27 / 07 / 2019

Cấy ghép implant là một trong những giải pháp phục hình răng mất hiệu quả nhất. Tuy nhiên, giá cấy ghép răng implant lại không hề nhỏ nhất là trong trường hợp phải nâng xoang hoặc ghép xương. Vậy tại sao có người phải ghép xương trong cấy ghép implant mà lại có người không cần?

Tại sao cần phải ghép xương trong cấy ghép Implant?

Ghép xương trong cấy ghép Implant là thủ thuật bổ sung xương vào vùng xương định cấy ghép Implant nhằm tăng thể tích. Ghép xương có thể được sử dụng để bổ sung những chỗ khuyết hổng xương hoặc bổ sung chiều dày, chiều rộng của xương hàm, phục vụ cho việc làm răng Implant được tốt hơn. Những trường hợp thiếu xương trầm trọng, nếu không ghép xương thì tỉ lệ thất bại của Implant rất cao.

Khi bị tiêu xương thì cấy ghép implant sẽ không mang lại hiệu quả

Theo các bác sĩ nha khoa, có một số nguyên nhân khiến xương hàm bị tiêu và phải thực hiện ghép xương trong cấy ghép implant đó là:

► Do người bệnh để tình trạng mất răng kéo dài:

Chân răng nằm sâu trong xương, kích thích mô xương phát triển thông qua các hoạt động như cắn, nhai. Khi răng vĩnh viễn bị mất đi mà không được phục hồi lại, sự kích thích mô xương tại vị trí mất răng không còn nữa và sự tiêu xương bắt đầu. Tiêu xương là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi một lượng lớn hủy cốt bào. Tỷ lệ xương bị tiêu tùy thuộc vào từng người nhưng một số lượng lớn xương bị tiêu trong 18 tháng đầu tiên sau khi mất răng và tiếp tục ở các mức độ khác nhau nếu răng vẫn không được phục hồi.

► Do người bệnh bị viêm nha chu:

Bệnh viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nhiễm trùng ảnh hưởng đến mô và xương nâng đỡ răng. Khi bệnh viêm nướu răng không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu. Khi đó, mô và xương nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy dẫn đến răng lung lay, có thể phải nhổ bỏ.

Do người bệnh làm cầu răng giả:

Đối với cầu răng sứ, những răng trụ vần kích thích xương bên dưới nhưng xương phía bên dưới cầu răng sẽ không nhận được kích thích một cách trực tiếp. Hàm giả không có răng trụ sẽ không có lực kích thích ngăn ngừa tiêu xương. Khi xương tiêu đi, hàm giả trở nên lỏng lẻo, sau 1 vài năm, xương và nướu bị teo lại.

► Do người bệnh bị chấn thương từ bên ngoài:

Người bệnh bị tai nạn dẫn đến gãy răng sẽ khiến khiếm khuyết xương theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, tương tự như khi mất răng nhưng trầm trọng hơn.

Bạn có thể tự kiểm tra một cách thủ công để phỏng đoán xem mình đã bị tiêu xương chân răng chưa bằng cách đưa ngón tay vào vị trí răng mất xem có bị lõm vào nhiều không.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác nhất có cần phải ghép xương hay không bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp phim 3D (gọi tắt là chụp CT).

Cấy ghép xương có đau không?

Cấy ghép xương có thể thực hiện cùng lúc phẫu thuật Implant; cũng có thể cấy ghép xương trước, chờ vùng xương hàm ổn định một thời gian sau mới tiếp tục cấy ghép Implant. Điều này sẽ được bác sĩ trao đổi kỹ lưỡng sau khi kiểm tra tình hình xương hàm của bạn qua film CT.

Trước khi phẫu thuật cấy ghép xương hàm, bác sĩ tiến hành gây tê để quá trình diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân không cảm có cảm đau nhức trong suốt thời gian thực hiện.

** Lưu ý sau khi cấy ghép xương:

– Uống thuốc giảm đau theo toa bác sĩ kê cho bạn. Cơn đau sẽ thuyên giảm sau một vài ngày.

– Không dùng tay hay vật nhọn đụng chạm vào vết thương.

– Dùng nước muối sinh lý làm sạch khoang miệng, không dùng nước muối tự pha tại nhà.

– Nếu thấy dấu hiệu bất thường như sưng nhức kéo dài, viêm nhiễm mưng mủ thì phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.

Các kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant

1. Kỹ thuật cấy ghép xương răng bằng xương bột.

Đây là kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Kỹ thuật này được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Cấy ghép xương ổ răng:

Là những trường hợp nhổ răng ghép xương, răng được nhổ nhưng không đủ điều kiện để đặt implant ngay sẽ được cấy ghép xương ổ răng để tránh tình trạng tiêu xương sau khi nhổ, sau đó chờ đợi từ 2 tháng đến 6 tháng cho xương ổn định mới bắt đầu cấy ghép implant.

Ghép xương bằng xương bột

  • Sử dụng kỹ thuật ghép xương bột trong nâng xoang hàm để cấy implant.

Xoang hàm là những không gian rỗng lót ngoài bởi một màng xương mỏng. Khi mất răng, xoang hàm bị tiêu biến và tụt xuống thấp giữa các chân răng bên cạnh. Khi đó còn rất ít xương dưới xoang hàm và không đủ điều kiện để đặt trụ implant.

Với mảnh ghép xoang, các xoang được phẫu thuật nâng lên với vật liệu ghép xương đưa vào bên trong. Sau một thời gian, vật liệu nhân tạo mới tích hợp với mô xương tự nhiên, trở thành một phần xương hàm. Cấy ghép nha khoa sau đó có thể đặt trong xoang hàm mới này.

  • Ghép xương răng để tăng chiều rộng sống hàm.

Trong những trường hợp nhổ răng lâu ngày dẫn tới tiêu xương hàm theo chiều trong ngoài, chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật cấy ghép xương răng bằng xương bột để tăng độ dày cho xương hàm. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng được trong những trường hợp thiếu hổng xương hàm ít (thông thường xương hàm phải còn lại ít nhất 5mm mới áp dụng được kỹ thuật này.

Các bước thực hiện kỹ thuật ghép xương cấy implant bằng xương bột.

Quy trình ghép xương bột trồng răng implant trải qua 3 bước như sau:

  • Bước 1: Bóc tách lợi bộc lộ vùng xương cần ghép.

Chúng tôi tiến hành bóc tách vạt lợi, bộc lộ vùng xương khuyết hổng cần ghép, sau đó làm lãng bề mặt xương vùng tiếp nhận.

  • Bước 2: Cho vật liệu ghép vào vùng khuyết hổng.

Xương bột được trộn với nước muối sinh lý hoặc huyết tương giàu tiểu cầu, sau đó cho vào vùng xương khuyết hổng.

  • Bước 3: Đặt màng collagen che phủ vùng xương ghép.

Một màng collagen được cho vào che phủ, cách ly vùng xương ghép với mô lợi phía trên.

Trong những trường hợp khuyết hổng ít, có thể không cần dùng màng collagen, mục đích của màng collagen là để che phủ khối xương ghép, không cho mô mềm xâm lấn vào vùng này để tăng hiệu quả ghép xương.

  • Bước 4: Khâu kín vạt lợi

Sau khi cho khối xương ghép vào và che phủ bằng màng collagen, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành khâu kín khối xương ghép.

Thời gian để quá trình thay thế khối xương ghép bằng xương tự thân tùy thuộc vào mức độ khuyết hổng xương và loại xương ghép, thông thường mất từ 2 đến 6 tháng.

Hiện nay có những loại xương ghép nào?

Về vấn đề sinh học, xương ghép được chia làm 4 loại: xương tự thân, xương đồng loại, xương dị loại và xương tổng hợp.

  • Xương tự thân:

Được lấy từ chính cơ thể của bạn, xương được lấy từ vùng cằm, vùng góc hàm hoặc vùng mào chậu. Xương được lấy có thể là một khối (block) hoặc được nghiền nhỏ thành xương bột. Về mặt hiệu quả, xương tự thân là loại xương ghép mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên phải phẫu thuật nhiều nơi (vùng ghép xương và vùng lấy xương) nên gây nhiều đau đớn.

Quy trình thực hiện ghép xương trong cấy ghép implant

  • Xương đồng loại:

Là xương người được khử khoáng và khử kháng nguyên. Ngày nay, xương đồng loại và dị loại được phát triền rầm rộ, những cải tiến liên tục đã giúp ghép xương răng đồng loại mang lại hiệu quả rất cao.

  • Xương dị loại:

Là xương được lấy từ loại động vật khác, trong ghép xương trồng implant, xương dị loại thường là xương bò khử kháng nguyên và khử khoáng.

  • Xương tổng hợp.

Là xương hóa học, được làm từ những vật liệu nhân tạo Calcium phosphate. Đây là loại xương có thời gian thay thế lâu nhất và hiệu suất tái sinh kém nhất.

2. Kỹ thuật ghép xương răng sử dụng màng định vị tital.

Kỹ thuật ghép xương bằng màng tital được áp dụng trong những trường hợp khuyết hổng lớn hơn. Ghép xương đặt màng titan tương tự như ghép xương bột, nhưng thay vì sử dụng màng collagen thì chúng tôi sử dụng màng titan.

Mục đích của màng titan là tạo ra một khung nâng đỡ. Màng titan trước khi đặt vào được uốn tạo hình, giúp xương ghép giữ nguyên hình thể mong muốn của bác sĩ phẫu thuật.

Sử dụng màng titan có ưu điểm là khả năng tái sinh xương tốt, tuy nhiên nó có nhược điểm là giá thành cao và phải phẫu thuật thì 2 để lấy màng titan ra.

3. Kỹ thuật ghép xương răng bằng xương tự thân block.

Kỹ thuật này được áp dụng trong những khuyết hổng xương hàm nhiều, nhất là khuyết hổng theo chiều đứng.

Ưu điểm của ghép xương hàm trồng implant block là khả năng tái sinh xương rất tốt, tuy nhiên nó có nhược điểm là phải phẫu thuật tại 2 nơi (một nơi lấy xương và một nơi ghép xương) nên gây ra nhiều đau đớn hơn.

Quy trình ghép xương block được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị vùng ghép.

Vùng cần ghép xương được bộc lộ lợi để tiếp cận xương, bề mặt xương cần ghép được làm nhẵn, sạch.

Bước 2: Lấy xương tại vùng cho.

Chúng tôi sẽ bộc lộ xương tại vùng cho, thông thường là vùng cằm hoặc góc hàm, sau đó khoan để lấy 1 khối xương có thể tích và hình dạng mong muốn.

Bước 3: Cố định khối xương ghép vào vùng nhận.

Khối xương được lấy ra tại vùng cho sẽ đưa tới vùng cần ghép xương và cố định chặt tại vùng đó băng mini vít.

Bước 4: Khâu kín các vùng cho và nhận.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về ghép xương răng trong implant, để biết chính xác trường hợp của bạn ghép xương hàm theo phương pháp nào là phù hợp nhất, chúng tôi cần những giữ liệu lâm sàng và x quang.

Thời gian phục hồi khi ghép xương trong cấy ghép implant

Quá trình hồi phục sau khi ghép xương có thể kéo dài từ 7 – 9 tháng tùy vào cơ địa mỗi người. Để giúp xương hồi phục hoàn toàn và đủ chắc chắn để cắm ghép Implant, trong suốt thời gian này, bạn cần thường xuyên đến nha khoa tái khám để các bác sĩ kiểm tra và theo dõi chi tiết tiến trình của bạn.

Đối với cấy ghép xương nhân tạo, xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triền, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan. Trong đó, cứ 1 tháng, xương tự thân sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép implant và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên implant

Nếu ghép xương tự thân, thời gian cũng tương tự như ghép xương nhân tạo. Trong trường hợp thiếu xương ít có thể cấy ghép implant và ghép xương cùng một lúc, 6 tháng sau mới làm phục hình.

Song song đó, khi vừa ghép xương bạn nên ăn uống thực phẩm loãng trong khoảng 1 tuần đầu tiên, sau đó hạn chế gặm xương và những thực phẩm cứng hay dai khác. Không dùng ống hút khi uống nước. Khi nhai tuyệt đối không được nhai đến khu vực ghép xương hay gây tác động mạnh vào vị trí đó. Đặc biệt không được dùng lưỡi hay bất cứ vật dụng gì để chạm vào.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác, hãy liên hệ với Miley Dental để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé.


? Nha khoa Miley Dental – Viện nha khoa thẩm mỹ ? – ”Đẹp nhất về thẩm mỹ – Tốt nhất về điều trị”

Địa chỉ:
? Cơ sở Hà Nội
? 65B Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng. Hà Nội
☎️ ???????: ???? ??? ???

    .
    .