Trám răng thẩm mỹ là gì? Những điều cần biết về Trám răng thẩm mỹ
Trang chủ Trám răng thẩm mỹ là gì? Những điều cần biết về Trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ là gì? Những điều cần biết về Trám răng thẩm mỹ

06 / 07 / 2019

Trám răng thẩm mỹ là công nghệ nha khoa khá phổ biến được sử dụng để điều trị và phục hồi các tình trạng về răng đang gặp phải. Vậy Trám răng thẩm mỹ là gì? Ưu và nhược điểm của trám răng thẩm mỹ ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Trám răng thẩm mỹ là gì?

Trám răng thẩm mỹ là một phương pháp nha khoa được sử dụng để phục hồi lại răng sinh lý bị hư hỏng hay bị sâu trở lại trạng thái ban đầu và đồng thời lấy lại chức năng thẩm mỹ bình thường như răng tự nhiên mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho khách hàng.

Bằng cách sử dụng vật liệu trám để lấp lại và đóng kín khoảng trống nơi vi khuẩn xâm nhập vào làm hại răng, trám răng thẩm mỹ giúp ngăn ngừa răng bị sâu nặng hơn hoặc giúp răng trở về hình dạng ban đầu, hồi phục khả năng ăn nhai. Đồng thời phương pháp này không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như hàm mặt do không phải mài cùi hay chụp răng.

Tại sao trám răng được nhiều người lựa chọn?

Nếu bạn không muốn răng sâu, đen hay bị sứt, mẻ tồn tại lâu thì trám răng là một giải pháp đơn giản, nhanh chóng nhất giúp chữa trị đạt hiệu quả cao. Kỹ thuật này có một số ưu điểm không thể bỏ qua như:

  • Giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Trám răng thẩm mỹ không chỉ giúp phục hình lại hình dáng ban đầu cho răng mà còn bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại làm sâu răng.

  • Mang tính thẩm mỹ cao

Với vật liệu trám mang tính thẩm mỹ cao sẽ đảm bảo mang lại cho bạn không chỉ một hàm răng bền vững mà nó còn đẹp tự nhiên, hài hòa như màu răng thật.

  • Tái tạo phục hồi hình dáng ban đầu cho răng

Những trường hợp bị vỡ mẻ hay hở kẽ thì trám răng sẽ giúp phục hồi lại hình dáng ban đầu cho răng, đôi khi còn đẹp hơn rất nhiều.

  • Không xâm lấn và không đau

Như vậy, Trám răng chỉ tác động đến phần thần răng có khiếm khuyết, có thể là ở rìa răng, cạnh răng, mặt nhai hoặc cổ chân răng,… Còn phần thân răng bình thường, không có khiếm khuyết thương tổn sẽ không tác động đến.

Đây cũng chính là ưu điểm của phương pháp trám răng thẩm mỹ. Vì trong khi trám không làm tổn thương hay xâm lấn mô răng thật nên không gây đau đớn cho bệnh nhân. Bạn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ này tại các Trung tâm Nha khoa uy tín.

  • An toàn

Công nghệ sử dụng sóng Laser dạng chùm với tốc độ tích hợp vi điểm chính xác cao, cho phép đèn chiếu dò tìm được đúng các điểm chạm bị kích ứng lên răng, “đóng băng” chúng và làm lan tỏa cảm giác dịu mát trên khắp các tế bào mô răng chỉ sau 0.5s, hỗ trợ kiểm soát vô trùng trong tất cả các thao tác điều trị.

Trường hợp nào nên Trám răng thẩm mỹ?

Khi đã hiểu được trám răng thẩm mỹ là gì? chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn về việc khi nào bạn cần đến dịch vụ nha khoa này. Đó là khi trên bề mặt răng của bạn xuất hiện những lỗ sâu răng hoặc vết nứt. Bạn có thể tự mình phát hiện hoặc nếu bạn thấy có triệu chứng bất thường trên răng, hãy đến Nha khoa để các Bác sĩ tìm ra vấn đề.

Những trường hợp được các Bác Sĩ khuyên nên thực hiện công nghệ trám răng để xử lý triệt để:

  • Sâu răng: Trám răng thẩm mỹ thích hợp với đối tượng bị sâu răng ở mức độ nhẹ, với phương pháp này bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên biệt để bịt những lỗ sâu răng lại, ngăn chặn không cho vi khuẩn hoặc thức ăn xâm nhập vào bên trong lỗ sâu.
  • Răng bị mài mòn: Nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị mài mòn có thể do nghiến răng, đánh răng sai cách, chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải đánh răng kém chất lượng làm lớp men răng bên ngoài bị bào mòn, bị lộ lớp ngà răng và bị nhảy cảm khi ăn nhai thức ăn nóng quá hoặc lạnh quá.
  • Răng bị gãy, mẻ: Trong đời sống thường ngày có thể bạn sẽ gặp phải các tình huống như tai nạn, ngã, va chạm mạnh ở vùng miệng dẫn tới gãy răng, mẻ răng.
  • Trám răng phòng ngừa: Đối tượng trám răng phòng ngừa chủ yếu là trẻ em, nguyên nhân là do các răng cối của các bé có trũng sâu dễ bị nhét thức ăn vào đó nên bác sĩ sẽ thực hiện trám lấp đầy trũng đó để ngăn ngừa sâu răng.

Ngoài ra, những trường hợp răng yếu, thường xuyên bị ê buốt, xỉn màu hay răng có hình thể không được như ý như bị ngắn, bị méo, quá nhỏ,… cũng có thể áp dụng phương Trám răng thẩm mỹ.

Công nghệ trám răng thẩm mỹ

Dù có ưu điểm quan trọng là không xâm lấn răng thật nhưng lại mắc phải một nhược điểm khá lớn là có độ bền bám không cao. Bởi vì về bản chất trám răng chỉ là dùng miếng trám gá lên thân răng, không thể hoàn nhập hoàn toàn với mô răng thật được.

Vì thế, để khắc phục được nhược điểm này giúp cho khách hàng và bệnh nhân có nhu cầu muốn trám răng thẩm mỹ có thể yên tâm hơn khi sử dụng, tốt nhất nên ứng dụng công nghệ Laser Tech hiện đại do các chuyên gia Hoa Kỳ sáng chế thành công.

Công nghệ trám răng laser tech

Công nghệ Laser Tech hóa cứng miếng trám nên có thể giúp miếng trám hình thành được hàng ngàn các chân bám rắn chắc với mô răng thật nên không dễ bị bung bật, đứt gãy. Miếng trám giữ nguyên kích cỡ trước và sau hóa cứng mà không co rúm lại nên không gây ra hiện tượng khe hở, khoang rỗng nên tránh được tình huống ê buốt răng sau trám như nhiều kỹ thuật khác.

Nhờ vậy mà hiệu quả trám răng thẩm mỹ đạt được hiệu quả lâu dài, vừa khôi phục lại chức năng ăn nhai, vừa khôi phục tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Các vật liệu trám răng thẩm mỹ

Hiện nay trên thị trường có các loại vật liệu trám răng đó là:

  • Chất trám tạm Eugenate:

Khi đến phòng nha khoa, với những bệnh nhân có lổ sâu to, đáy ngà răng mềm gần tuỷ và có thể bị đau, BS thường trám tạm bằng một chất trám tạm (temporary cement) đó là chất ZnO (Oxid kẽm, Zinc oxide) có màu trắng trộn với Eugenol là một tinh dầu có vị cay nồng. Chất trám nầy gọi là eugénate rất lâu cứng phải chờ sau 1 giờ mới tạm cứng, nhưng vẫn còn mềm vì nó là trám tạm (temporary filling) để lần sau BS tháo chất trám ra dễ dàng.

  • Chất trám Amangam

Amangam là loại vật liêu trám được sử dụng từ lâu đời. Đây là hỗn hợp của các phân tử kim loại bao gồm thủy ngân, bạc, kẽm, đồng…

Ưu điểm: 

– Vật liệu này rất rẻ, dễ sử dụng, sức chịu tốt và thường được dùng trong những lỗ hàn to hoặc ở nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm.

Nhược điểm:

– Không có tính thẩm mỹ do có màu xám bạc, thường dùng để hàn các răng bên trong miệng như răng cối.

– Miếng trám là hỗn hợp của bạc (Ag 65%) và thủy ngân dễ bị oxide hoá thành đen nên cần phải đánh bóng miếng trám mới sáng bóng. Nếu không được nha sĩ giải thích bệnh nhân thường lầm tưởng đây là chất trám chì, thật ra chì rất độc nên không thể nào đưa vào miệng bệnh nhân được.

– Bệnh nhân khi được trám với amalgam bạc trong miệng thì sau khi trám 6 giờ chất trám mới cứng 75% , phải sau 24 giờ độ cứng của miếng trám bạc mới đạt tối đa 100% và sau khi trám 1 ngày mới đánh bóng được.

– Ngoài ra, loại chất trám này còn có khả năng dẫn điện ảnh hưởng đến cảm giác khi ăn thức ăn nóng, lạnh…

  • Composite

Composite là vật liệu trám răng mới, phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite ngày càng được ưa chuộng bởi những tính năng ưu việt của nó hơn hẳn nhiều vật liệu trám khác.

Ưu điểm:

– Có tính thẩm mỹ cao, có nhiều màu khác nhau để chọn lựa phù hợp với màu răng. Hơn nữa độ cứng và độ chịu mòn của Composite cũng cao hơn các chất liệu trám khác. Bởi thế có thể dùng để hàn ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng, từ nơi đòi hỏi thẩm mỹ cao đến nơi có khả năng chịu lực tốt.

Nhược điểm: 

– Màu sắc sẽ ổn định trong khoảng 5 năm, sau đó màu sẽ chuyển sậm dần và đục hơn men răng.

Quy trình trám răng thẩm mỹ

Tiến hành trám răng thẩm mĩ đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của Nha sĩ với quy trình chuyên nghiệp như sau:

  • Bước 1: Bôi một loại dung dịch axit nhẹ lên chỗ răng cần phục hồi
  • Bước 2: Phủ một lớp keo tạo độ dính
  • Bước 3: Chiếu đèn quang trùng hợp cho lớp keo khô.
  • Bước 4: Trám từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo tình trạng của mỗi người), theo đúng hình dáng của răng
  • Bước 5: Chiếu đèn quang trùng hợp để vật liệu trám và răng tạo thành một khối đồng nhất.
  • Bước 6: Làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám giúp giữ độ bền miếng trám với răng.

Quy trình trám răng thẩm mỹ được tiến hành nhanh chóng nếu bạn tìm đến những Nha sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng.

Chăm sóc dau khi Trám răng thẩm mỹ

– Để đảm bảo hiệu quả trám răng cao nhất, bạn không nên thực hiện các chức năng ăn nhai sau 2 giờ kể từ lúc trám.

 – Sau trám răng, quan trọng nhất là việc tránh để răng tiếp xúc với nhiệt độ cao nóng lạnh và đồ cứng. Mấy ngày đầu sau bọc răng nên ăn những thức ăn mềm và nguội để bảo vệ tủy không bị kích ứng. Sau một tuần mà vẫn thấy đau nhức cần đến bác sĩ khám lại.

– Tiếp theo chú ý vệ sinh răng miện thật sạch sẽ và đúng cách theo chỉ dẫn của nha sĩ như chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, dùng nước xúc miệng chuyên dụng. Việc lấy cao răng theo định kỳ là càng cần thiết khi thực hiện bọc răng thẩm mỹ.

– Thường xuyên chăm sóc và massage lợi cho vùng răng bọc để máu lưu thông tốt nuôi dưỡng răng tốt hơn và làm lợi săn lại. Bạn có thể dùng lưỡi của mình để massage cho lợi.

– Tái khám mỗi 6 tháng/lần để phát hiện bệnh lý răng kịp thời nhằm tìm cách khắc phục hiệu quả.

Trên đây là thông tin về Trám răng thẩm mỹ, nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ ngay với MILEY LUXURY nhé

Miley Luxury_65B Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:0962000344

    .
    .