19 / 06 / 2019
Nhổ răng khôn là vấn đề đang gây khá nhiều tranh cãi bởi có hai luồng ý kiến trái chiều đó là nên giữ lại răng khôn hay nên nhổ răng khôn. Tuy nhiên, nhổ răng khôn không đơn giản như nhổ một cái răng sữa. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sau đây để có một cuộc tiểu phẫu an toàn.
Răng khôn còn gọi là răng số 8, nhiều nhất là 4 chiếc chia đều cho 4 góc hàm, có người ít hơn. Là loại răng mọc muộn nhất, thường từ 18 – 25 tuổi. Đây là tuổi đã trưởng thành về mặt trí tuệ nên mới có tên là răng khôn.
Vì là sau cùng nên cái sự mọc của nó thật là gian nan vất vả. Lúc này khung xương hàm đã cứng và khoảng không của hàm răng cũng trở nên chật hẹp, hơn nữa lợi cũng dày hơn lúc bạn còn bé. Để có thể nhú lên khỏi lợi vào khoang miệng, răng khôn cũng đã phải luồn lách đủ đường để chồi lên. Nhiều cái răng có kiểu mọc kì dị gây ra nhiều phiền toái và bệnh lí cho bệnh nhân. Phương pháp các nạn nhân thường chọn chính là nhổ bỏ cái ‘răng khôn mọc dại’ này đi.
Tại sao nhổ răng khôn lại phức tạp?
Răng khôn có vô vàn các thế nguy hiểm và ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh lý cho răng miệng
Loại bỏ răng khôn là cần thiết để bảo vệ những chiếc răng kế cận cũng như là phòng ngừa các vấn đề bệnh lý do răng khôn gây ra. Song hầu hết các ca nhổ răng khôn không đau đều được xác định là nhổ răng khó. Bởi đây là chiếc răng hội tụ đầy đủ những yếu tố gây khó khăn lớn cho việc đình chỉ răng.
Vì sao nên nhổ răng khôn bằng công nghệ sóng siêu âm mới?
Nhổ răng khôn là ca nhổ răng khó nhất trong tất cả các trường hợp đình chỉ răng. Nếu không được bác sĩ giỏi trực tiếp ứng dụng công nghệ hiện đại để phẫu thuật thì việc nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân khi nhổ răng khôn là rất cao.
Bởi vậy, theo đánh giá của các chuyên gia nha khoa hàng đầu, nhổ răng khôn bằng công nghệ siêu âm Piezotome thực sự là ứng dụng hữu ích. Đây là công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay trong việc nhổ răng được phát minh bởi chuyên gia nổi tiếng.
Nhổ răng nói chung hay nhổ răng khôn nói riêng bằng công nghệ sóng siêu âm Piezotome sẽ tạo ra bước sóng siêu âm với tần số đủ mạnh để làm răng lung lay mà không làm tổn thương đến các mô mềm xung quanh. Nha sĩ chỉ cần di chuyển đầu rung của máy xung quanh răng để làm đứt các dây chằng, sau đó dùng kìm để lấy răng ra khỏi xương hàm một cách nhẹ nhàng nhất, giảm thiểu khả năng đau đớn.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tránh được cảm giác đau đớn cho bạn trong suốt quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành gây tê bằng bằng thuốc tiêm, xịt hoặc bôi vào nướu răng, có hiệu quả trong vòng 2h. Sau khi hoàn tất việc nhổ răng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau có tác dụng trong 72h giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Quá trình nhổ răng không đau bằng sóng siêu âm diễn ra nhanh chóng và dứt điểm chỉ khoảng từ 15 đến 20 phút cho một chiếc răng, nếu nhổ nhiều răng cùng một lúc thì thời gian cũng không đáng kể. Thao tác nhổ răng rất nhẹ nhàng không cần tác động quá mạnh như khi dùng kìm, bẩy.
Đồng thời, sau khi nhổ răng, mô mềm không bị tổn thương nặng nên cầm máu nhanh nên có thể thực hiện đóng nướu tức thì.
Nhổ răng bằng sóng siêu âm nhẹ nhàng, không xâm lấn nên các mô mềm và răng xung quanh không bị chấn thương nhiều. Ít chảy máu và có thể cầm máu nhanh chóng. Toàn bộ quá trình nhổ răng được diễn ra trong điều kiện vô trùng tuyệt đối nên đảm bảo an toàn không gây ra biến chứng.
Vì nhổ răng không gây tác động đến các mô mềm xung quanh cũng như xương ổ răng nên thời gian lành thương sẽ nhanh hơn. Giảm triệu chứng sưng nề giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Quy trình nhổ răng khôn băng công nghệ sóng siêu âm mới
Trước khi nhổ răng khôn mọc lệch, bác sỹ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng chiếc răng khôn cần nhổ và mô nướu bên ngoài. Sau đó, cho chụp phim để hội chẩn thế – chiều – độ dài của răng, sự tương quan với các răng kế cận và khoảng cách tư chóp răng đến ống dây thần kinh là bao nhiêu. Từ đó, đánh giá mức độ khó dễ của ca nhổ răng.
Bước này tưởng như không cần thiết nhưng lại vô cùng quan trọng. Khi vực xung quanh răng nhổ không được làm sạch và vô trùng tốt thì khả năng nhiễm trùng nướu và ổ răng sau khi răng được nhổ là rất cao, có thể dẫn đến áp xe sau nhổ.
Sau khi đã hội chẩn, phân tích và chắc chắn bệnh nhân không mắc một số bệnh lý đặc biệt, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ, chỉ trường hợp nhổ răng khôn quá phức tạp thì mới cân nhắc đến việc gây mê.
Bác sỹ sử dùng đầu máy siêu âm để đi chuyển xung quanh răng cần nhổ. Sau đó sử dụng dụng cụ chuyên khoa để lung lay và lấy răng ra một cách nhẹ nhàng.
Việc cầm máu diễn ra nhanh chóng và đóng nướu thẩm mỹ với được khâu đẹp.
Sau khi nhổ răng khôn xong, bệnh nhân sẽ được tư vấn những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng, kê toa kháng viêm (nếu cần) và hẹn lịch tái khám để kết thúc nhổ răng.
Lưu ý những trường hợp trước khi nhổ răng khôn
– Khám toàn thân, chụp X – quang, CT – scanning, xét nghiệm máu để phát hiện ra những chống chỉ định trong nhổ răng khôn. Khi có các bệnh lý kèm theo có ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh thì phát hiện và điều trị ổn định trước.
– Phụ nữ có thai, có kinh nguyệt chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết.
– Những trường hợp bệnh nhân chống chỉ định vĩnh viễn: bệnh lý toàn thân giai đoạn cuối, sức khỏe quá yếu, ung thư máu bất ổn định.
– Chỉ nên nhổ tối đa 2 răng/lần để tránh việc bị gây tê nhiều, đau, chảy máu và cứng hàm sau nhổ.
– Bạn đang đùng thuốc gì, hay bị dị ứng với những thứ gì cũng nên cung cấp cho nha sĩ của bạn.
– Cần đặt hết niềm tin vào người điều trị cho bạn. Không có tâm lí sợ hãi trước khi tiến hành nhổ răng.
Nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền?
Chi phí nhổ răng khôn phụ thuộc vào vị trí và độ phức tạp của chiếc răng bạn cần nhổ, phương pháp nhổ răng,…..nên mỗi nha khoa có một mức giá khác nhau.
Nha khoa Miley Dental – Viện nha khoa thẩm mỹ – ”Đẹp nhất về thẩm mỹ – Tốt nhất về điều trị”