Nên niềng răng loại nào thì tốt?
Trang chủ Nên niềng răng loại nào thì tốt?

Nên niềng răng loại nào thì tốt?

26 / 06 / 2019

Niềng răng là giải pháp chỉnh sửa răng lệch lạc, khấp khểnh và hô móm hiệu quả với cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại niềng răng khiến người bệnh băn khoăn không biết nên niềng răng loại nào thì tốt? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Niềng răng là một thủ thuật nha khoa rất phức tạp, được sử dụng để nắn chỉnh và sắp xếp lại vị trí của các răng trên cung hàm, giúp khuôn răng đều đặn và thẳng hàng, cải tạo khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ gắn các khí cụ nha khoa lên răng của bệnh nhân, tạo ra lực kéo và xoay chuyển răng về vị trí mong muốn.

Nên niềng răng loại nào thì tốt?

Hiện nay, niềng răng – chỉnh nha được chia thành 2 loại chính, đó là niềng răng bằng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

  1. Niềng răng có mắc cài

Niềng răng có mắc cài tức là bác sĩ sẽ sử dụng một hệ thống các mắc cài, dây cung và dây thun để gắn cố định lên trên hàm răng. Sau đó, bác sĩ tác động lực lên trên các khí cụ này, nhằm kéo và dịch chuyển răng về vị trí mới theo ý đồ điều trị.

Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, niềng răng mắc cai được chia thành nhiều loại nhỏ khác nhau, bao gồm: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự buộc và niềng răng mắc cài mặt trong.

Ưu điểm chung của các loại niềng răng mắc cài: Chắc chắn và ổn định, đa dạng sự lựa chọn, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn, thích hợp các trường hợp răng bị sai lệch nghiêm trọng. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài có tính thẩm mỹ không cao.

  • Niềng răng mắc cài kim loại

Là loại mắc cài niềng răng được dùng phổ biến trong chỉnh nha, mắc cài có thể bằng bạc, vàng hay thép không gỉ kết hợp với dây cung bằng cao su nên khả năng đàn hồi cao để giữ khung được định hình cấu trúc hàm chắc chắn hơn. Niềng răng bằng phương pháp này thời gian đầu bạn sẽ có cảm giác hơi khó chịu ở phần má và nướu răng vì khung mắc cài rất mạnh nhưng chỉ sau 1 tuần là cảm giác đó sẽ biến mất.

Niềng răng mắc cài kim loại là kĩ thuật thuật nắn chỉnh răng truyền thống.

Ưu điểm:

– Độ bền và sức chịu lực xiết cao từ các dây cung nên khá chắc chắn và có thể không bị bung bật, gãy vỡ trong suốt quá trình niềng.

– Mắc cài kim loại có chi phí rẻ nhất trong số các loại mắc cài. Do tính chất vật liệu sử dụng nên mắc cài vàng có thể đắt hơn.

– Thời gian chỉnh nha nhanh chóng nhờ lực kéo ổn định

– Dây cài có nhiều màu sắc, thích hợp sử dụng cho trẻ em

Nhược điểm

– Tính thẩm mỹ thấp, một số người có thể cảm thấy tự ti khi đeo mắc cài kim loại.

– Phải tránh những thức ăn có thể dính vào niềng răng như kẹo dẻo, thức ăn cứng.

– Mắc cài kim loại làm giảm thiểu về mặt cảm giác, khiến cho người niềng răng cảm thấy như đang ngậm kim loại trong miệng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng tiết nước bọt nhiều trong thời điểm đầu mới đeo mắc cài. Đồng thời, bạn có thể gặp một số tình huống cắn môi, cắn má hơi khó chịu.

  • Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ đang dần thay thế niềng răng kim loại bởi tính thẩm mỹ của nó. Là loại mắc cài được làm bằng hợp kim sứ và một số vật liệu vô cơ khác, hợp màu với tất cả các răng nên rất thẩm mỹ. Lực của mắc cài sứ “kém hơn” mắc cài kim loại nên thời gian niềng răng sẽ dài hơn và không nên dùng trong trường hợp răng bị lệch lạc nghiêm trọng.

Niềng răng mắc cài sứ

Ưu điểm:

– Vật liệu sứ làm niềng răng có độ chịu lực tốt và rất khó để bị phá vỡ.

– Các dây thun có độ đàn hồi cao.

– Phù hợp với một tỷ lệ cao bệnh nhân.

– Tính thẩm mỹ cao do chốt niềng bằng sứ trùng với màu răng tự nhiên, một số loại còn có dây thun và dây cung môi màu trong suốt.

Nhược điểm:

– Chi phí đắt hơn so với niềng răng kim loại một chút.

– Thời gian niềng răng kéo dài hơn.

– Mỗi chốt niềng răng lớn hơn một chút so với các loại khác.

– Chân đế xung quanh có thể bị nhiễm màu nếu không được chăm sóc vệ sinh đúng cách.

  • Niềng răng mắc cài tự khóa (còn gọi là mắc cài tự buộc)

Loại mắc cài này có bước cải tiến hơn, được thiết kế bằng dây cung hiện đại, ở phần trên mắc cài có gắn nắp trượt tự động vào khe nên bạn không cần phải đến gặp bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung. Mặc dù loại mắc cài này có cấu trúc phức tạp hơn nên khi gắn vào trông sẽ khá dày và dễ nhận thấy nhưng sẽ không làm bạn có cảm giác đu đớn gì.

Ưu điểm:

– Giảm lực ma sát nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp bác sỹ điều chỉnh và kiểm soát lực cố định hàm tốt hơn, sử dụng lực nhẹ hơn, dây ít bị biến dạng

– Thời gian đeo niềng răng giảm xuống

– Số lần phải đến gặp nha sỹ điều chỉnh dây giảm xuống

Nhược điểm:

– Độ dày của mắc cài lớn gây khó chịu nhiều hơn

– Hệ thống mắc cài đòi hỏi sự tinh vi khi thiết kế và sản xuất

– Chi phí cao hơn khá nhiều so với các loại mắc cài truyền thống

– Bác sỹ cần tay nghề kỹ thuật cao

  • Niềng răng mắc cài mặt lưỡi (mắc cài mặt trong)

Về hình thức cũng giống như mắc cài mặt ngoài, tuy nhiên khung kim loại sẽ được gắn vào mặt bên trong của răng nên tính thẩm mỹ sẽ cao hơn nhưng thời gian điều trị sẽ dài hơn. Loại mắc cài này cũng chỉ định với các trường hợp răng lệch lạc không nghiêm trọng.

Ưu điểm

– Mắc cài mặt lưỡi là giá trị thẩm mỹ cao, người đeo niềng không sợ người khác phát hiện. Đây là cách niềng răng rất phù hợp với những người có tính chất công việc phải giao tiếp nhiều.

Nhược điểm

– Có một chút khó chịu cho lưỡi lúc ban đầu. Chi phí của loại niềng răng này cũng đắt hơn nhiều so với mắc cài kim loại.

  1. Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài là kĩ thuật niềng răng – chỉnh nha mới nhất hiện nay. Thay vì sử dụng hệ thống mắc cài, bác sĩ sẽ dùng một loạt các khay niềng nhựa trong suốt để tác động lực lên răng, giúp răng di chuyển về đúng vị trí vốn có trên cung hàm.

Ngày nay, niềng răng không mắc cài được phân chia thành 2 hoại, bao gồm: Niềng răng không mắc cài Invisalign hoặc Clear Aligner. Trong đó, Invisalign là loại niềng răng được sản xuất tại Mỹ, còn Clear Aligner thì được chế tạo trực tiếp tại Việt Nam.

Ưu điểm chung của các loại niềng răng không mắc cài: Khay niềng gần như vô hình nên rất thẩm mỹ, không gây tổn thương răng và nướu, không gây vướng víu khó chịu, việc vệ sinh răng miệng và ăn uống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, niềng răng không mắc cài có hiệu quả điều trị thấp, chỉ thích hợp cho những trường hợp răng bị sai lệch nhẹ.

  1. Nên niềng răng loại nào thì tốt?

Như đã phân tích ở trên, các bác sĩ nha khoa khẳng định: Không có khái niệm niềng răng loại nào là tốt nhất hay tệ nhất cho mỗi người. Bởi mỗi loại niềng răng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tình trạng răng cũng như khả năng chi trả mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Tốt nhất bạn nên dựa vào các yếu tố sau:

– Chi phí: nếu lựa chọn mắc cài kim loại là rẻ nhất (nếu không dùng kim loại quý hiếm)

– Thời gian: niềng răng bằng mắc cài khóa tự động có ưu thế về mặt thời gian do thời gian đeo niềng ngắn hơn và không phải thường xuyên gặp bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung nên cũng rất tiện lợi.

– Tính thẩm mỹ: mắc cài mặt lưỡi hoặc mắc cài bằng sứ có tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại.

– Mức độ tác động: đối với những ca răng lệch lạc nặng, răng xô lệch nhiều thì nên dùng mắc cài kim loại hoặc mắc cài tự khóa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào hãy liên hệ với MILEY LUXURY qua hotline 0962.000.344 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Số 65B Tô Hiến Thành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé.

    .
    .