Chảy máu chân răng có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả?
Trang chủ Chảy máu chân răng có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả?

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả?

30 / 07 / 2019

Chảy máu chân răng là tình trạng các mô mềm xung quanh răng bị xuất huyết. Vậy chảy máu chân răng có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?

Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng khiến các mạch máu bị vỡ gây xuất huyết. Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở chân răng, nhưng chủ yếu do 4 nguyên nhân chính sau:

  • Do chăm sóc răng miệng không đúng cách

Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch hoặc không chải răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng gây ra nhiều bệnh lý răng miệng trong đó có chảy máu chân răng.

  • Do bị bệnh nha chu

Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không hỗ trợ điều trị răng sẽ lung lay và mất răng.

Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân gây nên

  • Do bệnh lý răng miệng

Chảy máu chân răng có thể do một số bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm quanh răng….

  • Do một số bệnh phổ thông khác

– Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…

– Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu các vitamin khác…

Cảnh báo nguy hiểm khó lường từ chảy máu chân răng 

Đến hơn 60% dân số thế giới bị viêm lợi do chảy máu chân răng và biến chứng thành viêm nha chu do không tìm cách chữa trị kịp thời, trong số đó có đến 40% bị gãy rụng răng. Ngoài ra, người bị viêm nha chu sẽ dẫn đến những hệ lụy sau và tiến triển theo chiều hướng nặng dần nếu không được hỗ trợ điều trị.

Bên cạnh đó, chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh:

Bệnh tiểu đường: Căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bệnh bạch cầu: Một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương biểu hiện là thiếu thành phần đông máu. Như vậy, chảy máu lợi có thể chỉ ra sự hiện diện của nó.

Suy dinh dưỡng: Lợi chảy máu có thể cho biết sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và có thể được sửa chữa bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.

Thiếu vitamin C: Do thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài chảy máu chân răng, người bệnh còn gặp các triệu chứng như ngủ lịm, khó thở và đau xương.

Thiếu Vitamin K: Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vì thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến chảy máu chân răng bất thường.

Điều trị chảy máu chân răng hiệu quả

Khi bị chảy máu chân răng bạn có 2 phương án để hỗ trợ điều trị là tạm thời (áp dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ) và hoàn toàn (điều trị bằng các biện pháp nha khoa).

  • Phương pháp tạm thời

 – Súc miệng bằng nước muối ấm:

Không cần nói nhiều thì tất cả chúng ta đều biết về công dụng “khổng lồ” của loại nguyên liệu “tí hon” này. Ngoài công dụng làm gia vị, muối còn được biết đến với các công dụng khác như là cách lấy cao răng tại nhà sát trùng vết thương, trị mụn, giải độc cơ thể, giảm căng thẳng… Đặc biệt, tình trạng chảy máu chân răng cũng có thể chấm dứt hoàn toàn nếu kiên trì sử dụng nguyên liệu này.

Hòa một thìa muối nhỏ với 1 cốc nước ấm, ngậm nước muối vừa hòa trong khoang miệng từ 3 – 5 phút sau đó nhổ ra ngoài, không cần xúc miệng lại với nước trắng. Hãy lưu ý đừng pha muối quá mặn hoặc quá nhạt sẽ không đem lại hiệu quả cao.

Sử dụng trà xanh:

Lá trà xanh nổi bật với công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể và xoa dịu vùng vết thương. Ngoài ra, các chất trong lá trà xanh tươi còn có công dụng phá hủy các mảng bám hay liên kết vi khuẩn trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng nói riêng và các bệnh răng miệng nói chung.

Lá trà xanh hãm bằng nước sôi, sau đó hòa thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước trà, ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Sử dụng lá trà xanh hàng ngày sẽ hạn chế được những vi khuẩn tấn công trong khoang miệng.

– Dùng mật ong:

Với công dụng kháng khuẩn và điều trị nhiễm trùng, mật ong thường được sử dụng như một bài thuốc điều trị vết thương, trong đó có chảy máu chân răng.

Sau khi chải răng thật sạch, bạn dùng tăm bông (hoặc dùng tay trực tiếp) chấm vào một chút mật ong và bôi lên vùng lợi hay bị chảy máu. Để nguyên cho đến khi mật ong tan hết trong khoang miệng thì có thể xúc miệng lại bằng nước ấm để vệ sinh.

– Dùng dầu đinh hương:

Dầu đinh hương được nhiều người biết đến với công dụng giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả, chính vì thế nó sẽ ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, giúp phần lợi bị tổn thương mau lành lại.

Bạn chỉ cần lấy một chút dầu đinh hương để bôi theo chân nướu, đặc biệt là những vùng bị chảy máu, sẽ làm những vết viêm se lại, khá hiệu quả khi hỗ trợ điều trị chảy máu răng.

– Bổ sung Vitamin C:

Theo giới chuyên môn, trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C nên bổ sung bưởi vào thực đơn ăn uống hàng tuần, sẽ giúp bạn tăng cường Vitamin C. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Vitamin C qua các loại hoa quả khác như chanh, cam, xoài, dứa…. để làm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu răng.

– Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được coi là vị thuốc nam có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý, trong đó có chảy máu chân răng. Tính kháng khuẩn cao của loại trà này không những giúp hạn chế tối đa chảy máu chân răng mà còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nướu hiệu quả.

Bạn lấy một nắm hoa cúc tươi, rửa sạch bụi bẩn (rửa nhẹ để không làm nát hoa). Sau đó giã nhỏ hoa để chắt lấy nước cốt. Bạn có thể chấm nước cốt hoa cúc lên phần nướu bị chảy máu hoặc cũng có thể pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày thay cho nước lọc.

– Rau quả tươi

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chảy máu chân răng là do cơ thể không được cung cấp đủ chất. Chính vì thế, việc bạn ăn rau quả tươi mỗi ngày sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là nướu răng. Dưỡng chất trong rau quả tươi sẽ cải thiện một phần nào đó quá trình tuần hoàn máu và giúp hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần ăn thật nhiều rau củ quả tươi hàng ngày, lựa chọn những loại rau quả mềm, dễ nhai hoặc có thể cắt nhỏ ra cho dễ ăn. Một cách khác là uống nước ép cũng giúp bạn đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

-Sử dụng Lô hội:

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, lớp thạch phía bên trong cây lô hội có công dụng làm dịu vết thương, giúp vết thương mau lành và chống lại sự tấn công của vi khuẩn hiệu quả. Kiên trì sử dụng, tình trạng chảy máu chân răng không những được khắc phục mà phần lợi của bạn cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.

Cách chữa trị chảy máu chân răng bằng nước ép lô hội đã được rất nhiều người áp dụng và đã thấy có kết quả rất tốt. Lấy lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước lọc, lặp lại ngày 2 lần sẽ không còn bị chảy máy chân răng nữa.

  • Phương pháp hoàn toàn

Để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng và điều trị dứt điểm, cách tốt nhất bạn nên thăm khám tại các địa chỉ nha khoa, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt.

Dù là chảy máu do những nguyên nhân khác nhau, nhưng lấy cao răng, làm sạch các mảng bám ẩn trú trên chân răng – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chảy máu chân răng là điều luôn được các bác sĩ chú trọng đến.

Sau khi lấy cao răng, làm sạch mảng bám, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng này trong thời gian nhanh nhất.

Tại đây, các Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chuẩn đoán nguyên nhân, đưa ra cách điều trị phù hợp cũng như cách chữa viêm lợi chảy máu chân răng, viêm nha chu, điều chỉnh chế độ ăn uống,… Cùng với đó sự tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.

Cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa chảy máu ở chân răng

  • Nên uống nước tráng miệng sau bữa ăn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại. Lưu ý không sử dụng tăm, các vật nhọn chạm vào nướu răng vì có thể gây chảy máu, tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Đánh răng ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách: sử dụng bàn chải lông mềm, kích thước vừa vặn với khoang miệng. Khi đánh răng, cần nghiêng bàn chải 45 độ, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Không chải răng theo chiều ngang vì sẽ gây mòn men răng và khiến các mạch máu dưới nướu bị tổn thương.

  • Hạn chế các loại thực phẩm, thức ăn cứng, dẻo.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất như cam, chanh, cà rốt, rau có màu xanh sẫm.
  • Lấy vôi răng theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám đã bị vôi hóa, các vi khuẩn gây hại nhằm tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Nếu tình trạng chảy máu ở chân răng thường xuyên, liên tục, cần thăm khám kịp thời để thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy giảm, gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp ở nơi đông người. Vì vậy, điều trị chảy máu ở chân răng càng sớm càng tốt là việc vô cùng cần thiết nhằm hạn chế các diễn biến trầm trọng của bệnh, phục hồi chức năng của các mô mềm và khả năng ăn nhai của răng.


? Nha khoa Miley Dental – Viện nha khoa thẩm mỹ ? – ”Đẹp nhất về thẩm mỹ – Tốt nhất về điều trị”

Địa chỉ:
? Cơ sở Hà Nội
? 65B Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng. Hà Nội
☎️ ???????: ???? ??? ???

    .
    .