Tag Archives: cấy ghép implant

Răng số 5 bị mất và lo lắng khi cấy ghép implant sẽ bị đau?

Anh Nguyễn Văn Đạt đến với nha khoa Miley Luxury khi bị mất răng số 5. Đây là chiếc răng giữ vai trò quan trọng, đảm bảo việc ăn nhai chính. Do đó, nếu mất răng số 5, lực nhai sẽ bị giảm sút, chức năng ăn nhai không còn duy trì nên hệ tiêu hóa ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Anh Nguyễn Văn Đạt – đến từ Cầu Giấy

Chia sẻ về tình trạng của anh Đạt, bác sĩ của Nha khoa Miley cho biết: Anh Đạt sinh năm 1993 đến từ Cầu Giấy, bị mất răng số 5 hàm trên nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc ăn nhai cũng như để lại nhiều hậu quả nếu để mất răng quá lâu.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp khôi phục răng số 5 bị mất như: Hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ, trồng răng Implant. Đối với trường hợp của anh Đạt, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp cấy ghép Implant, được đánh giá là biện pháp khôi phục răng đã mất an toàn, mang lại hiệu quả tối ưu.

Trước khi cấy ghép implant, anh Đạt luôn lo lắng và có phần căng thẳng vì sợ quá trình cấy ghép implant sẽ bị đau. Mời cả nhà cùng theo dõi ca cấy ghép Implant cho anh Đạt xem trong quá trình thực hiện có bị đau hay khó chịu gì không nhé

Chia sẻ thêm về vấn đề mất răng số 5, bác sĩ nha khoa cho biết, Răng số 5 giữ vai trò quan trọng, đảm bảo việc ăn nhai chính. Do đó, nếu mất răng số 5, lực nhai sẽ bị giảm sút, chức năng ăn nhai không còn duy trì nên hệ tiêu hóa ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, mất răng số 5 sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm. Nếu người bệnh không khắc phục sớm sẽ khiến các răng còn lại mọc lệch, chen chúc… khiến việc nhai cắn bị xáo trộn. Cụ thể như sau:

Khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng nặng nề

Như đã nói ở trên, răng số 5 giữ vai trò ăn nhai khá quan trọng. Vì thế, khi mất răng, việc ăn nhai không còn được duy trì tốt khiến quá trình nghiền nát thức ăn gặp nhiều khó khăn, hệ tiêu hóa gặp cản trở lớn. Lâu ngày, có thể dẫn đến một số bệnh lý về hệ tiêu hóa nguy hiểm như: Đại tràng, dạ dày…

➤ Dễ gặp phải bệnh lý về răng miệng

Mất răng số 5 sẽ để lại khoảng trống khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại. Lâu dần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Vị trí răng số 5 và độ tuổi thay răng số 5

➤ Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Sẽ thấy lạ nếu việc mất răng số 5 gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Tuy nhiên, điều đó lại hoàn toàn có lý. Bởi việc mất răng đồng nghĩa với việc mất đi lực nâng đỡ tại vị trí răng mất, khiến lực nhai bị dồn lên các răng còn lại, làm ảnh hưởng tới dây thần kinh. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí là suy giảm trí nhớ.

➤ Gây hiện tượng tiêu xương hàm

Cũng giống như các răng khác, việc mất răng lâu năm có thể gây nên tình trạng tiêu xương hàm khiến khuôn mặt lão hóa sớm (già nua so với tuổi thật).

Nói tóm lại, mất răng số 5 rất nguy hiểm. Vì thế, bạn cần khắc phục sớm để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như duy trì trạng thái sức khỏe ở mức độ tốt nhất.

Do đó, khi bị mất răng số 5, điều bạn cần làm là tới ngay trung tâm nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám kỹ càng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và triệt để.

Hãy liên hệ với nha khoa Miley qua hotline 0962000344 hoặc đến địa chỉ 65B Tô Hiến Thành để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám trực tiếp nhé.


? Nha khoa Miley Dental – Viện nha khoa thẩm mỹ ? – ”Đẹp nhất về thẩm mỹ – Tốt nhất về điều trị”

Địa chỉ:
? Cơ sở Hà Nội
? 65B Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng. Hà Nội
☎️ ???????: ???? ??? ???

MILEY LUXURY | Miley Dental – Số 1 về bọc răng sứ thẩm mỹ

Miley Dental – Hạnh phúc đến từ nụ cười. Bọc răng sứ thẩm mỹ khiến nụ cười của bạn trở nên tuyệt vời nhất.

Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình, tăng độ thẩm mỹ của nụ cười và bảo vệ gốc răng thật của bạn. sau đây là tư liệu về quá trình khách hàng bọc răng sứ thẩm mỹ. Cùng Miley Dental khám phá nhé!!!

CÙNG MILEY DENTAL KHÁM PHÁ THÊM NHỮNG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI CỦA KHÁCH HÀNG SAU KHI LÀM BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ NHÉ!!!

Bọc răng sứ thẩm mỹ công nghệ cao tại Miley Dental

17 tuổi vẫn còn răng sữa và câu chuyện cấy ghép implant tức thì “giải cứu” răng cho Kỳ Duyên

Nếu đã qua 18 tuổi – độ tuổi trưởng thành mà răng sữa người lớn không rụng để răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gây cho bạn không ít rắc rối. Vì thế, nhổ răng sữa và cấy ghép implant tức thì là một giải pháp hữu hiệu.

Hôm nay, Bác sĩ Nguyễn Trọng Thắng của nha khoa Miley Luxury sẽ thực hiện cấy ghép implant tức thì cho bạn Kỳ Duyên đến từ Thái Bình. Chia sẻ về tình trạng của Kỳ Duyên, bác sĩ cho biết:

Bạn Kỳ Duyên đã 17 tuổi mà vẫn còn 2 chiếc răng hàm sữa. Hôm nay, nha khoa sẽ tiến hành nhổ chiếc răng sữa trước và sau đó thực hiện cấy ghép implant tức thì cho bạn Duyên.

Cùng theo dõi video livestream cấy ghép 2 trụ implant cho bạn Kỳ Duyên

Thông thường, sau khi nhổ răng, bạn sẽ mất khoảng từ 1 – 2 tháng để vết thương lành thì mới có thể thực hiện cấy ghép implant. Tuy nhiên, đối với cấy ghép implant tức thì, bạn không cần phải chờ đợi lâu như vậy mà có thể thực hiện ngay sau đó.

Quá trình cấy ghép implant tức thì diễn ra khá nhanh, chỉ mất khoảng 30 phút để bác sĩ có thể hoàn thành cấy ghép 2 trụ implant cho bạn Kỳ Duyên. Quy trình này sẽ phụ thuộc 90% vào tay nghề của bác sĩ để giúp cho việc cấy ghép implant diễn ra nhanh chóng, chính xác và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chia sẻ thêm về tình trạng răng sữa người lớn, bác sĩ cho biết:

Nếu đã qua 18 tuổi – độ tuổi trưởng thành mà răng sữa người lớn không rụng để răng vĩnh viễn mọc lên có thể do răng vĩnh viễn đã bị kẹt trong xương ổ răng hoặc mọc ngầm bên dưới.

Răng sữa người lớn không rụng để răng vĩnh viễn mọc lên còn có thể do bạn không có mầm răng vĩnh viễn. Thông thường trong trường hợp này, răng sữa sẽ tự rụng trong một thời điểm nào đó, lúc này vị trí đó sẽ bị trống hoàn toàn.

Khi răng sữa không rụng để răng vĩnh viễn mọc lên hoặc răng sữa đã rụng nhưng răng mới không mọc sẽ gây khá nhiều phiền phức cho bạn, đặc biệt chúng sẽ làm ảnh hưởng đến các chiếc răng xung quanh, dễ khiến hàm răng bị xô lệch, lâu ngày có thể dẫn đến sai khớp cắn.

Lúc này, tùy theo từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhằm giúp phục hồi lại răng tại vị trí đó và không gây ảnh hưởng các răng xung quanh:

Nhổ răng sữa người lớn: Đây là thao tác nên thực hiện sớm nếu phát hiện mầm răng vĩnh viễn bị kẹt hoặc không có răng vĩnh viễn bên dưới khi đã được chụp X-Quang. Bởi nếu để răng sữa người lớn tự rụng sẽ gây tác động các răng kế bên, do răng sữa có cấu tạo nhỏ và yếu, để lại nhiều khoảng trống khiến răng kế bên bị lệch.

Nhổ mầm răng vĩnh viễn bị kẹt: Nếu có mầm răng bị kẹt, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng để tránh phát sinh nhiều nguy hiểm sau này. Thao tác nhổ răng sẽ khó và phức tạp hơn bình thường, tuy nhiên nếu nhổ răng an toàn và đúng kỹ thuật sẽ không có vấn đề gì xảy ra.

Trồng răng mới: Khi vị trí đó đã trống do vừa nhổ mầm răng bị kẹt hoặc không có răng vĩnh viễn, nên tiến hành trồng răng giả để thay thế ngay, bởi nếu để trống có thể gây tiêu xương hàm, làm xô lệch cả hàm răng và phát sinh nhiều ảnh hưởng khác.

Hiện tại, cấy ghép implant tức thì với giá chỉ 7,5 triệu đồng vẫn đang được áp dụng tại nha khoa MILEY LUXURY. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0931116269 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 65B Tô Hiến Thành, Hà Nội để được bác sĩ tư vấn nhé.

[Hỏi – Đáp] 50 tuổi bị mất răng lâu năm có cấy ghép implant được không?

Câu hỏi: “Tôi 50 tuổi, bị mất 2 răng hàm bên phải đã mấy năm nay. Đi khám bác sĩ nha khoa tư vấn cấy Implant. Tuy nhiên, tôi lại nghe nói có người không dùng được phương pháp này. Xin quý bác sĩ cho biết cấy Implant là gì và phương pháp này có chống chỉ định với những đối tượng nào?

Trả lời:

Chào Anh/Chị, chúng tôi rất cảm ơn Anh/Chị đã tin tưởng gửi những thắc mắc của mình tới Nha khoa Miley Luxury. Với trường hợp của Anh/Chị, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:

  1. Cấy ghép implant là gì?

Cấy ghép Implant là công nghệ trồng răng giả được đánh giá cao trong những năm vừa qua. Trụ răng được chế tác từ chất liệu Titanium, bền chắc và thân thiện với xương hàm nhằm thay thế chân răng đã mất. Tiếp đến lắp răng sứ lên trên, giữa răng sứ và trụ răng được nối bởi khớp abutment.

Cấy ghép Implant được chỉ định cho hầu hết các trường hợp mất răng bởi phương pháp này có khả năng tích hợp chặt chẽ vào xương hàm và hoạt động như một chân răng thực thụ đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ tuyệt đối.

  1. Mất răng lâu năm có cấy ghép implant được không?

Trên thực tế rất ít trường hợp không thể thực hiện cấy ghép Implant. Bác sĩ giỏi chuyên môn sâu về răng hàm mặt thẩm mỹ sẽ kiểm soát tốt sức khỏe toàn thân người bệnh sau đó tiến hành cấy ghép Implant bình thường.

Tại Miley Luxury, chúng tôi đã thực hiện thành công hàng trăm ca cấy ghép Implant và phục hình răng sứ được bệnh nhân tín nhiệm và yêu mến, có trường hợp đã cấy thành công cho bệnh nhân trên 60 tuổi nên bạn không cần quá lo lắng về độ tuổi khi muốn cấy ghép Implant thay thế cho răng mất.

Mất răng lâu năm có cấy ghép implant được không?

Với các trường hợp mất răng lâu ngày dẫn tới tiêu xương hàm quá nhiều thì bác sĩ sẽ cấy ghép thêm xương trước lúc đặt trụ Implant. Nha khoa từng tiếp nhận người bệnh tiêu xương hàm mức độ nặng bị từ chối nơi khác, đến thực hiện cấy thêm xương và cấy Implant hoàn toàn bình thường, người bệnh rất hài lòng với kết quả sau ca mổ.

Trường hợp của bạn đã bị mất răng lâu năm có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Trước khi cấy ghép, bạn sẽ được chỉ định chụp CT 3D xác định mức độ tiêu xương, lượng xương cần cấy thêm, kế hoạch điều trị thích hợp. Vì vậy, 50 tuổi bị mất răng vẫn có thể cấy ghép Implant tại Miley Luxury một cách bình thường.

  1. Những trường hợp chống chỉ định cấy ghép Implant?

Cấy ghép Implant mang đến cơ hội khôi phục hàm răng đầy đủ, chắc chắn đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ cho mọi người mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp cho bệnh nhân:

– Răng có màu tự nhiên như răng thật, nhìn không biết giả, giá trị thẩm mỹ được nâng cao.

– Có thể sử dụng như răng thật mà không cần mài các răng kế cận.

– Ngăn chặn hiện tượng tiêu xương, giữ cho xương hàm không bị tiêu đi, gương mặt sẽ không bị biến dạng, tái tạo chức năng nhai và thẩm mỹ tốt.

– Cấy ghép răng không gây khó chịu như nhiều điều trị nha khoa khác. Cấy ghép răng nhẹ nhàng hơn nhổ một cái răng hay mài răng để làm bắc cầu răng sứ.

– Trụ được làm bằng chất liệu Titanium thân thiện, bền chắc và không gây kích ứng với người sử dụng.

– Răng cấy ghép có thể tồn tại hàng chục năm nếu bạn biết cách chăm sóc.

Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế thực hiện với những đối tượng:

– Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần chưa ổn định.

– Bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, hở van tim,…

– Bệnh toàn thân không kiểm soát: đái tháo đường, thiểu năng tuyến yên, tuyến thượng thận, loạn sản, bệnh Paget…

– Bệnh nhân thiếu khoảng liên hàm; đang điều trị tia xạ…

– Trẻ em dưới 16 tuổi vì lúc này xương và răng chưa phát triển hết. Đủ 16 tuổi có thể cấy Implant răng cửa, 18 tuổi cấy được Implant răng nhai.

-Phụ nữ mang thai nên dời thời gian thực hiện bởi cấy ghép Implant cần chụp phim CT 3D, quá trình gây tê sẽ tác động một phần đến sức khỏe của mẹ và bé.

  1. Lời khuyên của bác sĩ

Khi bị mất răng bạn nên tiến hành trồng răng hàm giả lại luôn để tránh gặp phải những hậu quả nghiêm trọng như:

– Răng xô lệch:

Những chiếc răng trên cung hàm sẽ bị xô lệch hay gãy rụng vì không có chỗ tựa khi những chiếc răng bên cạnh bị mất.

– Tiêu xương hàm:

Đây chính là hệ lụy nghiêm trọng nhất khi bị mất răng lâu năm. Xương hàm bị tiêu hõm, khiến má hóp lại, dẫn đến khuôn mặt già nua đi nhanh chóng đồng thời không đủ sức nâng đỡ các răng còn lại trên cung hàm.

– Gây khó khăn trong ăn nhai:

Khi bạn mất răng đặc biệt là răng hàm sẽ gây không ít những phiền toái, khó khăn trong ăn nhai và do đó cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe.

– Mất thẩm mỹ:

Tình trạng mất răng lâu năm sẽ làm thẩm mỹ của hàm răng và khuôn mặt bị giảm sút đi khá nhiều.

Ngoài phương pháp cấy ghép implant, bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp trồng răng giả tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ khi bị mất răng. Quan trọng nhất là bạn nên chọn cho mình một trung tâm nha khoa tốt và uy tín, đảm bảo kết quả phụ hình răng của bạn được hoàn hảo, chế độ bảo hành chất lượng.

>>> Xem thêm: Trồng răng implant có đau không?

>>> Xem thêm: Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant khi bị mất răng?

Trên đây là một vài thông tin xin chia sẻ tới Anh/Chị, nếu có nhu cầu cấy ghép Implant hoặc còn thắc mắc nào cần giải đáp thì đừng ngần ngại hãy liên hệ Miley ngay nhé

Miley Luxury_65B Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline:0962000344

Tạo sao có người phải ghép xương trong cấy ghép implant?

Cấy ghép implant là một trong những giải pháp phục hình răng mất hiệu quả nhất. Tuy nhiên, giá cấy ghép răng implant lại không hề nhỏ nhất là trong trường hợp phải nâng xoang hoặc ghép xương. Vậy tại sao có người phải ghép xương trong cấy ghép implant mà lại có người không cần?

Tại sao cần phải ghép xương trong cấy ghép Implant?

Ghép xương trong cấy ghép Implant là thủ thuật bổ sung xương vào vùng xương định cấy ghép Implant nhằm tăng thể tích. Ghép xương có thể được sử dụng để bổ sung những chỗ khuyết hổng xương hoặc bổ sung chiều dày, chiều rộng của xương hàm, phục vụ cho việc làm răng Implant được tốt hơn. Những trường hợp thiếu xương trầm trọng, nếu không ghép xương thì tỉ lệ thất bại của Implant rất cao.

Khi bị tiêu xương thì cấy ghép implant sẽ không mang lại hiệu quả

Theo các bác sĩ nha khoa, có một số nguyên nhân khiến xương hàm bị tiêu và phải thực hiện ghép xương trong cấy ghép implant đó là:

► Do người bệnh để tình trạng mất răng kéo dài:

Chân răng nằm sâu trong xương, kích thích mô xương phát triển thông qua các hoạt động như cắn, nhai. Khi răng vĩnh viễn bị mất đi mà không được phục hồi lại, sự kích thích mô xương tại vị trí mất răng không còn nữa và sự tiêu xương bắt đầu. Tiêu xương là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi một lượng lớn hủy cốt bào. Tỷ lệ xương bị tiêu tùy thuộc vào từng người nhưng một số lượng lớn xương bị tiêu trong 18 tháng đầu tiên sau khi mất răng và tiếp tục ở các mức độ khác nhau nếu răng vẫn không được phục hồi.

► Do người bệnh bị viêm nha chu:

Bệnh viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nhiễm trùng ảnh hưởng đến mô và xương nâng đỡ răng. Khi bệnh viêm nướu răng không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu. Khi đó, mô và xương nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy dẫn đến răng lung lay, có thể phải nhổ bỏ.

Do người bệnh làm cầu răng giả:

Đối với cầu răng sứ, những răng trụ vần kích thích xương bên dưới nhưng xương phía bên dưới cầu răng sẽ không nhận được kích thích một cách trực tiếp. Hàm giả không có răng trụ sẽ không có lực kích thích ngăn ngừa tiêu xương. Khi xương tiêu đi, hàm giả trở nên lỏng lẻo, sau 1 vài năm, xương và nướu bị teo lại.

► Do người bệnh bị chấn thương từ bên ngoài:

Người bệnh bị tai nạn dẫn đến gãy răng sẽ khiến khiếm khuyết xương theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, tương tự như khi mất răng nhưng trầm trọng hơn.

Bạn có thể tự kiểm tra một cách thủ công để phỏng đoán xem mình đã bị tiêu xương chân răng chưa bằng cách đưa ngón tay vào vị trí răng mất xem có bị lõm vào nhiều không.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác nhất có cần phải ghép xương hay không bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp phim 3D (gọi tắt là chụp CT).

Cấy ghép xương có đau không?

Cấy ghép xương có thể thực hiện cùng lúc phẫu thuật Implant; cũng có thể cấy ghép xương trước, chờ vùng xương hàm ổn định một thời gian sau mới tiếp tục cấy ghép Implant. Điều này sẽ được bác sĩ trao đổi kỹ lưỡng sau khi kiểm tra tình hình xương hàm của bạn qua film CT.

Trước khi phẫu thuật cấy ghép xương hàm, bác sĩ tiến hành gây tê để quá trình diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân không cảm có cảm đau nhức trong suốt thời gian thực hiện.

** Lưu ý sau khi cấy ghép xương:

– Uống thuốc giảm đau theo toa bác sĩ kê cho bạn. Cơn đau sẽ thuyên giảm sau một vài ngày.

– Không dùng tay hay vật nhọn đụng chạm vào vết thương.

– Dùng nước muối sinh lý làm sạch khoang miệng, không dùng nước muối tự pha tại nhà.

– Nếu thấy dấu hiệu bất thường như sưng nhức kéo dài, viêm nhiễm mưng mủ thì phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.

Các kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant

1. Kỹ thuật cấy ghép xương răng bằng xương bột.

Đây là kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Kỹ thuật này được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Cấy ghép xương ổ răng:

Là những trường hợp nhổ răng ghép xương, răng được nhổ nhưng không đủ điều kiện để đặt implant ngay sẽ được cấy ghép xương ổ răng để tránh tình trạng tiêu xương sau khi nhổ, sau đó chờ đợi từ 2 tháng đến 6 tháng cho xương ổn định mới bắt đầu cấy ghép implant.

Ghép xương bằng xương bột

  • Sử dụng kỹ thuật ghép xương bột trong nâng xoang hàm để cấy implant.

Xoang hàm là những không gian rỗng lót ngoài bởi một màng xương mỏng. Khi mất răng, xoang hàm bị tiêu biến và tụt xuống thấp giữa các chân răng bên cạnh. Khi đó còn rất ít xương dưới xoang hàm và không đủ điều kiện để đặt trụ implant.

Với mảnh ghép xoang, các xoang được phẫu thuật nâng lên với vật liệu ghép xương đưa vào bên trong. Sau một thời gian, vật liệu nhân tạo mới tích hợp với mô xương tự nhiên, trở thành một phần xương hàm. Cấy ghép nha khoa sau đó có thể đặt trong xoang hàm mới này.

  • Ghép xương răng để tăng chiều rộng sống hàm.

Trong những trường hợp nhổ răng lâu ngày dẫn tới tiêu xương hàm theo chiều trong ngoài, chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật cấy ghép xương răng bằng xương bột để tăng độ dày cho xương hàm. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ áp dụng được trong những trường hợp thiếu hổng xương hàm ít (thông thường xương hàm phải còn lại ít nhất 5mm mới áp dụng được kỹ thuật này.

Các bước thực hiện kỹ thuật ghép xương cấy implant bằng xương bột.

Quy trình ghép xương bột trồng răng implant trải qua 3 bước như sau:

  • Bước 1: Bóc tách lợi bộc lộ vùng xương cần ghép.

Chúng tôi tiến hành bóc tách vạt lợi, bộc lộ vùng xương khuyết hổng cần ghép, sau đó làm lãng bề mặt xương vùng tiếp nhận.

  • Bước 2: Cho vật liệu ghép vào vùng khuyết hổng.

Xương bột được trộn với nước muối sinh lý hoặc huyết tương giàu tiểu cầu, sau đó cho vào vùng xương khuyết hổng.

  • Bước 3: Đặt màng collagen che phủ vùng xương ghép.

Một màng collagen được cho vào che phủ, cách ly vùng xương ghép với mô lợi phía trên.

Trong những trường hợp khuyết hổng ít, có thể không cần dùng màng collagen, mục đích của màng collagen là để che phủ khối xương ghép, không cho mô mềm xâm lấn vào vùng này để tăng hiệu quả ghép xương.

  • Bước 4: Khâu kín vạt lợi

Sau khi cho khối xương ghép vào và che phủ bằng màng collagen, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành khâu kín khối xương ghép.

Thời gian để quá trình thay thế khối xương ghép bằng xương tự thân tùy thuộc vào mức độ khuyết hổng xương và loại xương ghép, thông thường mất từ 2 đến 6 tháng.

Hiện nay có những loại xương ghép nào?

Về vấn đề sinh học, xương ghép được chia làm 4 loại: xương tự thân, xương đồng loại, xương dị loại và xương tổng hợp.

  • Xương tự thân:

Được lấy từ chính cơ thể của bạn, xương được lấy từ vùng cằm, vùng góc hàm hoặc vùng mào chậu. Xương được lấy có thể là một khối (block) hoặc được nghiền nhỏ thành xương bột. Về mặt hiệu quả, xương tự thân là loại xương ghép mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên phải phẫu thuật nhiều nơi (vùng ghép xương và vùng lấy xương) nên gây nhiều đau đớn.

Quy trình thực hiện ghép xương trong cấy ghép implant

  • Xương đồng loại:

Là xương người được khử khoáng và khử kháng nguyên. Ngày nay, xương đồng loại và dị loại được phát triền rầm rộ, những cải tiến liên tục đã giúp ghép xương răng đồng loại mang lại hiệu quả rất cao.

  • Xương dị loại:

Là xương được lấy từ loại động vật khác, trong ghép xương trồng implant, xương dị loại thường là xương bò khử kháng nguyên và khử khoáng.

  • Xương tổng hợp.

Là xương hóa học, được làm từ những vật liệu nhân tạo Calcium phosphate. Đây là loại xương có thời gian thay thế lâu nhất và hiệu suất tái sinh kém nhất.

2. Kỹ thuật ghép xương răng sử dụng màng định vị tital.

Kỹ thuật ghép xương bằng màng tital được áp dụng trong những trường hợp khuyết hổng lớn hơn. Ghép xương đặt màng titan tương tự như ghép xương bột, nhưng thay vì sử dụng màng collagen thì chúng tôi sử dụng màng titan.

Mục đích của màng titan là tạo ra một khung nâng đỡ. Màng titan trước khi đặt vào được uốn tạo hình, giúp xương ghép giữ nguyên hình thể mong muốn của bác sĩ phẫu thuật.

Sử dụng màng titan có ưu điểm là khả năng tái sinh xương tốt, tuy nhiên nó có nhược điểm là giá thành cao và phải phẫu thuật thì 2 để lấy màng titan ra.

3. Kỹ thuật ghép xương răng bằng xương tự thân block.

Kỹ thuật này được áp dụng trong những khuyết hổng xương hàm nhiều, nhất là khuyết hổng theo chiều đứng.

Ưu điểm của ghép xương hàm trồng implant block là khả năng tái sinh xương rất tốt, tuy nhiên nó có nhược điểm là phải phẫu thuật tại 2 nơi (một nơi lấy xương và một nơi ghép xương) nên gây ra nhiều đau đớn hơn.

Quy trình ghép xương block được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị vùng ghép.

Vùng cần ghép xương được bộc lộ lợi để tiếp cận xương, bề mặt xương cần ghép được làm nhẵn, sạch.

Bước 2: Lấy xương tại vùng cho.

Chúng tôi sẽ bộc lộ xương tại vùng cho, thông thường là vùng cằm hoặc góc hàm, sau đó khoan để lấy 1 khối xương có thể tích và hình dạng mong muốn.

Bước 3: Cố định khối xương ghép vào vùng nhận.

Khối xương được lấy ra tại vùng cho sẽ đưa tới vùng cần ghép xương và cố định chặt tại vùng đó băng mini vít.

Bước 4: Khâu kín các vùng cho và nhận.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về ghép xương răng trong implant, để biết chính xác trường hợp của bạn ghép xương hàm theo phương pháp nào là phù hợp nhất, chúng tôi cần những giữ liệu lâm sàng và x quang.

Thời gian phục hồi khi ghép xương trong cấy ghép implant

Quá trình hồi phục sau khi ghép xương có thể kéo dài từ 7 – 9 tháng tùy vào cơ địa mỗi người. Để giúp xương hồi phục hoàn toàn và đủ chắc chắn để cắm ghép Implant, trong suốt thời gian này, bạn cần thường xuyên đến nha khoa tái khám để các bác sĩ kiểm tra và theo dõi chi tiết tiến trình của bạn.

Đối với cấy ghép xương nhân tạo, xương nhân tạo được cấy ghép vào khoảng thiếu xương, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triền, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan. Trong đó, cứ 1 tháng, xương tự thân sẽ phát triển thêm 1mm nên phải cần 6 tháng xương mới phát triển đến mức cần thiết cho cấy ghép implant và cần thêm 3 đến 6 tháng nữa mới làm phục hình trên implant

Nếu ghép xương tự thân, thời gian cũng tương tự như ghép xương nhân tạo. Trong trường hợp thiếu xương ít có thể cấy ghép implant và ghép xương cùng một lúc, 6 tháng sau mới làm phục hình.

Song song đó, khi vừa ghép xương bạn nên ăn uống thực phẩm loãng trong khoảng 1 tuần đầu tiên, sau đó hạn chế gặm xương và những thực phẩm cứng hay dai khác. Không dùng ống hút khi uống nước. Khi nhai tuyệt đối không được nhai đến khu vực ghép xương hay gây tác động mạnh vào vị trí đó. Đặc biệt không được dùng lưỡi hay bất cứ vật dụng gì để chạm vào.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào khác, hãy liên hệ với Miley Dental để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé.


? Nha khoa Miley Dental – Viện nha khoa thẩm mỹ ? – ”Đẹp nhất về thẩm mỹ – Tốt nhất về điều trị”

Địa chỉ:
? Cơ sở Hà Nội
? 65B Tô Hiến Thành, Hai Bà Trưng. Hà Nội
☎️ ???????: ???? ??? ???

Trồng răng implant có đau không? Có nguy hiểm không?

Khi bị mất răng, bạn thường được các bác sĩ tư vấn trồng răng implant để phục hình răng đã mất. Tuy nhiên, “Trồng răng Implant có đau không? có nguy hiểm không?” là câu hỏi mà 99% người mất răng đều mong muốn được giải đáp.

Trồng răng implant là gì?

Trồng răng implant hay còn gọi là cấy ghép răng Implant -là kỹ thuật sử dụng trụ titan được thiết kế đặc biệt đưa xuống cùng xương hàm tại vị trí răng bị mất. Sau khi trụ này tích hợp với xương hàm sẽ chụp mão răng sứ lên trên để phục hình mặt nhai. Nha khoa đánh giá đây là kỹ thuật phục hình răng hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay.

Trồng răng implant là gì?

Các phương pháp phục hình răng đã mất trước kia (cầu răng, răng giả…) chỉ phục hình được mặt nhai còn hầu hết vùng chân răng không tác động. Điều này khiến những hậu quả của mất răng vẫn diễn ra và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Do đó, đặc điểm nổi bật của trồng răng Implant là khả năng phục hình răng toàn diện từ chân răng đến mặt nhai.

Những ai nên trồng răng implant?

Trồng răng implant sẽ được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Mất 1 răng đơn lẻ.
  • Mất từ 2 răng trở lên và các răng mất nằm liền kề nhau.
  • Các răng mất nằm ở các vị trí không kế cận nhau.
  • Mất răng nguyên hàm hoặc gần nguyên hàm.
  • Răng bị lung lay và chết tủy (răng bị tổn thương mạnh, lung lay nhưng không tự hồi phục được).
  • Mới mất răng hoặc mất răng lâu ngày.
  • Đối với những trường hợp mất răng lâu năm, vùng xương hàm đã có hiện tượng tiêu xương, tụt lợi thì vẫn có thể trồng implant răng sau khi đã ghép xương hàm.

Như vậy: Những ai mất răng (1 hoặc nhiều răng) do tai nạn, ngã, răng lão hoá theo tuổi tác, bệnh về răng dẫn đến mất răng… đều có thể cấy ghép Implant để phục hồi răng mất.

Cần trồng bao nhiêu implant cho các trường hợp mất răng nói trên

  • Với trường hợp mất một răng đơn lẻ hoặc các răng mất nằm không liền kề nhau thì 1 răng mất sẽ được phục hồi bằng 1 răng Implant.
  • Với trường hợp mất nhiều răng (2 răng trở lên) và răng mất nằm liền kề nhau thì chỉ cần trồng 1 hay vài răng Implant chứ không phải cứ mất bao nhiêu răng thì trồng bấy nhiêu răng Implant. Ví dụ: Khi mất 4 răng liền kề nhau thì chỉ cần trồng 2 răng implant, và 2 răng còn lại được bắc cầu sứ nối tiếp trên 2 răng implant đó.

Trường hợp mất 1 răng sẽ được phục hồi bằng 1 implant

  • Với trường hợp mất răng nguyên hàm hoặc gần hết hàm thì mỗi hàm chỉ trồng từ 3 – 4 trụ Implant. Và phần răng còn lại sẽ được bắc cầu răng sứ nối tiếp trên các răng Implant.
  • Với trường hợp, răng bị lung lay hoặc tổn thương quá nặng nề không thể tự hồi phục được thì Bác sỹ thường sẽ tiến hành chữa tủy hoặc nhổ luôn răng rồi mới trồng Implant.

Tóm lại, với một Bác sỹ Nha khoa Implant giỏi luôn đặt nguyên tắc: TRỒNG CÀNG ÍT TRỤ IMPLANT CÀNG TỐT VÀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ ĂN NHAI, ĐỘ BỀN VÀ THẨM MỸ. Vừa tiết kiệm chi phí điều trị vừa đảm bảo sự vững chắc trong cấu trúc xương hàm.

Trồng răng implant có đau không?

Có thể khẳng định cấy ghép Implant hoàn toàn không đau và nguy hiểm vì 2 lý do sau:

  • Xuyên suốt quá trình thực hiện bệnh nhân được gây tê hoặc gây mê cục bộ tại vùng cần phẫu thuật. Một số trường hợp gây mê hoàn toàn sẽ thực hiện tại các bệnh viện lớn bảo đảm. Giúp bệnh nhân không có cảm giác đau nhức.
  • Quá trình cấy ghép Implant nhẹ nhàng và nhanh chóng chỉ khoảng 10 đến 15 phút cho 1 trụ Implant nên bệnh nhân sẽ không kịp cảm nhận được đau nhức thì đã hoàn thành rồi.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi khó chịu và ê ẩm tại vùng cấy nhưng cảm giác này sẽ giảm dần trong 2-3 ngày tiếp theo. Bên cạnh đó, Bác sĩ cho bạn thuốc giảm đau và kháng viêm nên bạn không cần quá lo lắng.

Bạn có thể chườm đá nếu cảm thấy đau

Không như giải pháp bắc cầu răng sứ cần phải mài cùi răng, thì cấy ghép răng Implant là hoàn toàn thay thế độc lập, không ảnh hưởng gì tới tủy và các răng thật còn mạnh khỏe kế cạnh.

Các trụ Implant được làm từ chất liệu Titanium là chất liệu thân thiện với cơ thể con người, ổn định và tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm như một phần không thể thiếu của cơ thể.

Trồng răng implat có nguy hiểm không?

Trồng răng implant là giải pháp tối ưu cho tình trạng mất răng hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng làm tốt được vai trò của mình, nhất là những trường hợp thực hiện sai kỹ thuật. Vậy trồng răng implant có nguy hiểm không?

Theo thống kê, có khoảng 10  – 15% ca trồng răng implant gặp phải những biến chứng sau khi thực hiện, cụ thể:

  • Nhiễm trùng sau khi trồng răng

Sau khi cắm trụ răng implant, nếu thấy xuất hiện các hiện tượng như chảy máu kéo dài, chảy mủ, đau nhức dữ dội, vùng lợi chỗ cắm răng bị sưng lên… tức là bạn đang bị nhiễm trùng nặng. Tình trạng này xảy ra do việc vệ sinh răng miệng không tốt hoặc do cơ thể người bệnh dị ứng với trụ chân răng đã cắm.

  • Trụ răng bị gãy

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng không phải không có, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cắm trụ răng sai vị trí hoặc hướng cắm trụ implant không chính xác.

Trụ răng bị gãy do cắm sai vị trí

  • Trụ implant bị đào thải

Tình trạng này tức là trụ răng sau khi cắm vào xương hàm không chắc lại mà rất lỏng lẻo, bị đùn lên và dần bong bật ra khỏi xương hàm. Tình trạng này xảy ra do các nguyên nhân như trụ răng không tương thích với xương hàm, nền xương yếu không đủ sức lưu giữ trụ răng…

➤➤➤ Tất cả những biến chứng trên xuất phát chủ yếu từ việc chăm sóc răng miệng không đảm bảo sau khi trồng răng và kĩ thuật trồng răng của bác sĩ nha khoa không đảm bảo. Vậy làm thế nào để tránh những biến chứng sau khi trồng răng implant?

Làm sao để trồng răng implant trở nên an toàn?

Dù chỉ chiếm khoảng 10  -15% nhưng những biến chứng sau khi trồng răng ở trên cũng khiến nhiều người lo sợ với việc trồng răng implant có nguy hiểm không. Trên thực tế, việc này sẽ hoàn toàn không gây ra bất biến chứng nào nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Cơ thể người bệnh khỏe mạnh

Yêu cầu chung của mỗi ca cấy ghép implant là khách hàng phải trên 18 tuổi, có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Phương pháp này cũng chống chỉ định với trường hợp phụ nữ mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và sự phát triển của bé.

Để có hiệu quả cao nhất, phần xương hàm cần đủ khỏe mạnh

  • Tình trạng răng miệng tốt

Răng miệng trước khi tiến hành cấy ghép implant cần đảm bảo không có các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Nếu có, phải điều trị tận gốc bệnh mới có thể thực hiện được cấy ghép.

  • Xương hàm chắc chắn

Xương hàm cần đáp ứng các tiêu chí về chiều rộng và chiều cao, không bị dị dạng và chưa tiêu hõm. Nếu bệnh nhân đã bị tiêu hõm xương hàm (do mất răng quá lâu), bác sĩ sẽ cần thực hiện phẫu thuật cấy ghép xương, nâng xoang hàm bằng bột xương nhân tạo hoặc xương tự thân để đảm bảo điều kiện cấy ghép trụ răng.

  • Bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao

Trồng răng implant là một trong những thủ thuật trong nha khoa, chính vì thế yêu cầu rất cao về trình độ tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ phải là người xác định được trường hợp của bệnh có thực hiện trồng răng được không, có cần phẫu thuật cấy ghép xương hàm không…Đặc biệt, bác sĩ cần có chuyên môn cao trong việc xác định loại trụ răng phù hợp với tình trạng thực tế của người bệnh, đảm bảo kĩ thuật cắm trụ răng đúng vị trí và đúng hướng.

  • Xương hàm chắc chắn

Việc trồng răng implant có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc phần lớn vào yếu tố công nghệ (bao gồm cả công nghệ chính và máy móc hỗ trợ). Để đảm bảo ca trồng răng thành công nhất, nha khoa cần có hệ thống máy móc đầy đủ như máy cắt xương siêu âm, máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy li tâm, hệ thống implant… Những thiết bị này hỗ trợ tốt từng giai đoạn phẫu thuật được nhanh chóng, chính xác và giúp lành thương nhanh hơn.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề Trồng răng implant có đau không? Có nguy hiểm không? Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về vấn đề trên hãy liên hệ ngay với MILEY LUXURY qua hotline 0962.000.344 hoặc đến địa chỉ Số 65B Tô Hiến Thành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp nhé.

Nên trồng răng sứ hay cấy ghép Implant khi bị mất răng?

Trồng răng sứ hay cấy ghép implant đều là những phương pháp có thể phục hồi răng đã mất. Tuy nhiên, lựa chọn giải pháp nào để đáp ứng tốt chức năng ăn nhai, mang lại thẩm mỹ cao và duy trì hiệu quả lâu dài vẫn còn là băn khoăn của hầu hết các Bệnh nhân.

Tại vị trí mất răng nếu không được hồi phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng và diện mạo của người bệnh. Khi bị mất một hay nhiều răng thì những răng còn lại sẽ bị xô lệch, di chuyển sang vị trí khác làm thay đổi khớp cắn, gây sâu răng, có thể làm mất thêm răng và các bệnh về nướu răng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phục hồi lại răng là rất lớn, cần được quan tâm.

Phương pháp trồng răng sứ

Trồng răng sứ hay còn gọi là làm cầu răng sứ, đây là phương pháp phục hình cho răng đã mất bằng cách bắc cầu 2 bên giữa những răng mất. Mỗi một cầu răng gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm ở giữa 2 mão này.

Trước đây, khi mới xuất hiện, trồng răng sứ được coi là phương pháp phục hình răng bị mất tốt nhất. Phương pháp này đem đến nhiều ưu điểm, mang lại một diện mạo mới cho hàm răng, các răng sứ chắc chắn, đều đẹp cả về màu sắc lẫn hình dáng như răng thật.

Trồng răng sứ cho trường hợp mất 1 răng

Tuổi thọ của răng sứ có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm hoặc đến cuối đời nếu được chăm sóc tốt. Bên cạnh đó, thời gian phục hình răng sứ chỉ cần 2-3 lần hẹn là hoàn tất điều trị, đồng thời răng sứ cho chức năng ăn nhai tương đương với răng thật. Hơn nữa, chi phí lại thấp hơn rất nhiều lần so với cấy ghép implant.

Tuy nhiên, phương pháp trồng răng sứ vẫn còn tồn tại những khuyết điểm. Đó là việc phục hình lại răng đã mất bằng phương pháp cầu răng sứ sẽ không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương ở vị trí mất răng, do đó về sau sẽ dẫn đến tụt nướu, cầu răng sứ trở nên lỏng lẻo, dễ bị nhét thức ăn. Khi đó bạn cần phải tiến hành làm lại cầu răng sứ khác để đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai.

Hơn nữa, vì bị mài đi nên chân răng thật sẽ yếu hơn trước, dẫn đến việc cùi răng dễ bị nứt, gãy nếu bị lực quá mạnh tác động lên.

Phương pháp cấy ghép implant

Cấy ghép Implant là phương pháp cấy ghép các trụ bằng Titanium vào trong xương có tác dụng thay thế chân răng đã mất và làm chụp răng lên trên chân răng nhân tạo đó.

Cấy ghép implant trong trường hợp mất răng

Việc phục hồi răng đã mất bằng phương pháp cấy ghép implant giúp khôi phục răng mất giống như răng thật cả về phương diện thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai, đồng thời không làm ảnh hưởng đến răng kế bên, ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương và nướu. Đây được xem là một thành tựu khoa học tuyệt vời nhất trong ngành nha khoa hiện đại.

Tuổi thọ của răng implant cao. Nếu được chăm sóc đúng cách, răng có thể tồn tại đến suốt đời mà không hề bị hư hỏng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí thực hiện cao và thời gian thực hiện kéo dài trong khoảng 3-6 tháng.

5 trường hợp nên trồng răng Implant.

– Trường hợp 1: Khi có răng hư cần phải nhổ sớm

Trong trường hợp nếu bạn có các răng bị hư cần phải nhổ, thì tốt nhất nên nhổ càng sớm càng tốt vì bệnh lý của răng sẽ làm tiêu xương hàm rất nhanh và nên nhổ với kỹ thuật đặc biệt để tránh làm tổn thương xương ổ răng. Khi mất răng, có một giải pháp tối ưu là bạn nên đi trồng răng càng sớm càng tốt, tránh để lâu nướu đóng lại và xương hàm tiêu đi khi đó trồng sẽ khó khăn, đau đớn hơn.

– Trường hợp 2: Ngay lúc nhổ răng

Nên đặt Implant ngay lúc nhổ răng nếu tình trạng xương, nướu cho phép (đặc biệt là vùng răng cửa) nếu không thì đặt Implant sau một vài tháng khi vết nhổ đã lành thương. Thông thường, cắm răng giả Implant ngay lúc nhổ răng còn giảm thiểu thời gian, chi phí và cả đau đớn chỉ trong 1 lần phẫu thuật.

– Trường hợp 3: Khi răng bị nha chu không giữ được và cần nhổ

Khi răng bị nha chu không thể giữ được, hoặc không thể vệ sinh tốt được thì phải nhanh chóng nhổ đi để tránh nhiễm trùng và tiêu xương lan rộng, khi nhổ có thể trồng răng Implant ngay, hoặc nếu thiếu hổng xương quá nhiều thì cần ghép xương lúc nhổ để tiến hành đặt Implant sau đó vài tháng. Với trường hợp đã mất răng từ lâu, và đang đeo hàm tháo lắp thì cũng nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt, vì hàm tháo lắp không vững ổn gây tiêu xương nhiều, ngoài ra Implant cũng giúp giữ xương chậm tiêu theo thời gian.

Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant?

– Trường hợp 4: Khi bị mất răng lâu ngày

Bên cạnh đó, với khoảng trống mất răng để lâu ngày rất khó vệ sinh răng miệng, đồ ăn, thực phẩm khi ăn vào, do khoảng trống không có răng nó rất dễ mắc và bám vào kẽ, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển để lâu ngày sẽ gây nên các bệnh lý như hôi miệng, nặng hơn là bị sâu răng, ảnh hưởng tới nướu, gây nhiễm trùng và lây lan sang các răng bên cạnh, gây viêm tủy. Đặc biệt, thời gian mất răng lâu sẽ gây ra tình trạng tiêu xương hàm, gây hõm má và trực tiếp ảnh hưởng tới vẻ thẩm mỹ bên ngoài khuôn miệng tức là làm hõm má, nhìn khuôn mặt không còn cân đối, mất thẩm mỹ.

– Trường hợp 5: Khi bị mất răng hàm

Với những bệnh nhân mất răng hàm, đặc biệt là răng số 6 hoặc số 7 thì cấy ghép implant là một giải pháp tối ưu nhất khi không xâm lấn đến các răng kế cận, đặc biệt nếu mất răng số 7 thì răng số 8 (răng khôn) không thể làm trụ đỡ để làm cầu răng. Khi đó việc dùng implant sẽ có chức năng thay thế như một răng thật mà không cần mài cùi răng bên cạnh làm trụ đỡ.

Đối với các trường hợp mất nhiều răng hoặc mất toàn hàm thì cấy ghép implant sẽ là giải pháp hiệu quả khi làm cầu răng không thể tiến hành được hoặc hàm tháo lắp thường có độ bền không cao. Thực tế đã chứng minh những ưu điểm mà làm răng implant mang lại là độ an toàn và độ bền chắc rất cao.

Nếu so sánh thì rõ ràng phương pháp cấy ghép Implant là giải pháp trồng răng tốt trong hầu hết mọi tình huống và có tỷ lệ thành công rất cao, bên cạnh những tính ưu việt của nó dần dần ngày nay người ta chọn thay vì làm cầu răng sứ.

Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm của riêng mình. Lựa chọn giải pháp nào phù hợp còn phụ thuộc vào cơ địa, thể chất và điều kiện kinh tế của từng người. Vì vậy, bệnh nhân cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cho bản thân nhằm phục hồi lại hàm răng sao cho vừa đạt được về phương diện thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo chức năng nhai tốt.

Hãy liên hệ SĐT: 0962.000.344 của MILEY LUXURY để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.